Tại Việt Nam văn hóa tiệc tùng, mừng rượu đã trên nên quá phổ biến, quen thuộc. Tuy nhiên, cách giao tiếp mời rượu lại là một nghệ thuật, không phải ai cũng biết và sử dụng thành thạo. Nghe có vẻ hơi văn chương nhưng điều này thật sự vô cùng bổ ích, giúp công việc trở nên dễ dàng, suôn sẻ hơn rất nhiều. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Cách giao tiếp mời rượu với người lớn tuổi hơn

Trong trường hợp bản thân là người nhỏ tuổi nhất trên bàn, hãy thực hiện cách giao tiếp mời rượu trong trường hợp này như sau:

  • Bước đầu tiên trong cách mời rượu người lớn là phải luôn chuẩn bị muỗng, đũa, chén, ly,… cho những người lớn tuổi hơn trước.
  • Luôn luôn xung phong, chủ động rót rượu, mời họ trước.
  • Khi uống, tốt nhất phải dùng cả hai tay để nâng ly.

Cách giao tiếp mời rượu

Cách giao tiếp mời rượu

  • Cụng chén rượu thì phải luôn đặt ở vị trí thắp hơn chum của người lớn.
  • Đồng thời sử dụng các câu từ tao nhã, thể hiện sự kính trọng như “Em/cháu mời các anh, chú, bác dùng rượu” hay “Em/cháu xin kính mọi người một chum này”,… 

Khi mời rượu, giao tiếp phải luôn chú ý đến từng hành động, cử chỉ nhỏ nhặt thể hiện sự kính trọng với những bậc anh chị, cha chú. Nhờ vậy mới có được lòng tin, sự tín nhiệm từ mọi người.

Trong trường hợp trên bàn tiệc có sếp và đối tác

Để công việc dễ dàng thăng tiến, được lòng cấp trên, đối tác, hãy sử dụng cách mời rượu sếp, các đại diện doanh nghiệp hợp tác làm ăn như sau:

  • Để bày tỏ lòng thiện chí, phải luôn luôn rót mời rượu trước. Nên nhớ, phải rót cho sếp ít đi một chút nhưng đừng ít quá so với những người cùng bàn, giúp cấp trên đỡ phải mệt vì tiếp quá nhiều khách.
  • Khi nâng chén thì nên cụng ở vị trí thấp hơn so với chum của sếp nhằm thể hiện sự kính trọng, biết vị thế, cấp bậc của bản thân ở đâu.

Tuyệt chiêu mời rượu trên bàn tiệc

Tuyệt chiêu mời rượu trên bàn tiệc

  • Còn đối với đối tác cứ việc cụng chén ngang nhau thể hiện sự ngang bằng cấp bậc trong việc hợp tác, không thua kém bất kỳ ai.
  • Nếu muốn được lòng sếp hơn, hãy nhanh tay đi mời và uống rượu với khách khứa, đối tác giảm bớt đi gánh nặng, áp lực cho cấp trên. Hoặc có thể xung phong thay mặt uống hộ cũng được.
  • Nhớ phải dùng câu từ lịch sự thể hiện sự tôn trọng kính lẫn nhau, ví dụ như “Em/tôi xin thay mặt sếp uống chén này được không ạ?” hay “Thay mặt sếp em/ tôi xin mời mọi người một chén”,…
  • Còn một điều phải ghi nhớ khi dự tiệc, uống rượu cùng đối tác. Không được hé miệng, đề cập đến công việc, làm ăn, hợp tác trước khi cuộc vui chưa tàn. Nóng vội sẽ dễ làm hư chuyện.
  • Phải tạo được bầu không khí vui vẻ, gây cảm tình được với cả sếp và đối tác. Có thể sử dụng các câu chuyện vui xoay quanh chủ để mà mọi người trên bàn hứng thú, quan tâm, am hiểu.
  • Chỉ nên chủ đồng rót mời rượu khi tinh thần vẫn tỉnh táo, đảm bảo rằng từng lời đều do bản thân nói chứ không “bởi rượu thốt ra”. Tránh trường hợp đưa mọi thứ đi quá đà, ảnh hưởng đến cảm tình của sếp, người khác, lẫn công việc, làm ăn.

Lưu ý khi giao tiếp mời rượu

Lưu ý khi giao tiếp mời rượu

Bên trên chính là một số cách giao tiếp mời rượu, tuyệt chiêu trên bàn tiệc. Đây là một kỹ năng thực tế vô cùng hữu dụng trong cuộc sống, giúp đỡ trong công việc, có được những mối quan hệ làm ăn rất tốt. Mong rằng mọi người cảm thấy những chia sẻ bên trên bổ ích, hỗ trợ cho đời sống lẫn sự nghiệp. Cảm ơn tất cả quý độc giả vì đã tham khảo bài viết này.

>>> Tổng hợp một số quán rượu nổi tiếng tại Hà Nội